Những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non cha mẹ nên dạy

#1
Khi trẻ đã đến độ tuổi đi học trường mầm non nghĩa là trẻ đã bắt đầu có ý thức về cuộc sống xung quanh, lúc này, cha mẹ nên giúp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non để trẻ thực hành những bước cơ bản nhất trong quá trình tập tính tự lập sau này. Vậy đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, những kỹ năng tự phục vụ cơ bản nào mà cha mẹ nên dạy cho trẻ? Tất cả sẽ có trong bài chia sẻ này, hãy cùng theo dõi để áp dụng đúng cách nhé.

1. Kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống

Nếu nhắc về một trong những nhu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống của con người, chắc chắn đó sẽ là ăn uống. Do đó, nếu muốn giúp trẻ có thể tự lập, tự chủ hơn đối với việc đáp ứng nhu cầu ăn uống của bản thân, các bậc phụ huynh nên dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống càng sớm càng tốt, và thời điểm trẻ học mầm non sẽ là lúc thích hợp để làm điều này.

Tự ăn

Chắc chắn, việc cha mẹ đút trẻ ăn dặm là chuyện quá bình thường trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên, vào giai đoạn trẻ đã lớn hơn, có ý thức hơn, cha mẹ nên bắt đầu để trẻ tự ăn bữa ăn của mình. Nhiều người thường nghĩ rằng, độ tuổi mầm non vẫn còn quá nhỏ để có thể tự ăn, nhưng theo nhiều nghiên cứu về giáo dục trẻ, đây hoàn toàn là một độ tuổi thích hợp để trẻ bắt đầu làm quen với các dụng cụ ăn uống và tập kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống dưới sự giúp đỡ của cha mẹ.

Vậy, cha mẹ nên giúp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non trong việc ăn uống như thế nào? Bước đầu tiên và đơn giản nhất chính là để trẻ có cơ hội làm quen với các dụng cụ ăn uống mà bé sẽ sử dụng trong tương lai, ví dụ như các loại đũa, muỗng, nĩa,... được thiết kế chuyên dùng cho trẻ em và không gây nguy hiểm cho trẻ. Trong giai đoạn này, cha mẹ có thể giải thích cho trẻ hiểu những dụng cụ ăn uống nào sẽ phù hợp để ăn những món ăn nào, tuy chưa được thực hành, nhưng việc lặp đi lặp lại các thông tin cơ bản sẽ giúp trẻ nhạy hơn khi được chỉ dạy trực tiếp với món ăn thật.

Sau khi trẻ đã làm quen với các dụng cụ ăn uống của mình, cha mẹ nên tập trung khi dạy trẻ cách cầm và sử dụng những dụng cụ đó sao cho đúng. Đã có nhiều trường hợp trẻ em bị tật ở tay vì cầm muỗng, đũa lâu ngày không đúng cách, để tránh tình trạng này, cha mẹ nên quan sát trẻ kỹ càng và sửa cách trẻ cầm dụng cụ ăn uống ngay lập tức nếu phát hiện trẻ cầm và sử dụng sai cách. Tiếp đến, hãy tập cho trẻ tính tự lập trong ăn uống, giúp trẻ có thể tự ăn xong bữa ăn của mình, dù ban đầu tốc độ ăn của trẻ sẽ khá chậm, nhưng lâu dần trẻ sẽ tự hình thành thói quen tốt trong ăn uống, không gây ra tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ.

Tự lấy nước và uống nước

Bên cạnh việc ăn, các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non mà cha mẹ nên chú ý cũng bao gồm việc tự lấy nước và uống nước của trẻ. Khi trẻ được vài tháng tuổi đến hơn một năm tuổi, việc uống nước của trẻ cần được theo dõi để tránh các trường hợp, nghẹn, sặc và dẫn đến tình huống đáng tiếc. Nhưng trong độ tuổi trẻ đã lớn hơn, cha mẹ nên tập cho trẻ kỹ năng tự lấy nước và uống nước khi khát để có thể tự phục vụ bản thân trong môi trường học tập hoặc khi không có cha mẹ bên cạnh.


Đầu tiên, cũng như kỹ năng tự ăn, cha mẹ nên cho trẻ làm quen với ly uống nước, tốt hơn hết, cha mẹ nên mua một chiếc ly uống nước riêng cho trẻ với thiết kế, màu sắc đẹp mắt, vui nhộn để khuyến khích trẻ hào hứng hơn trong việc uống nước. Sau đó, cha mẹ có thể chỉ cho trẻ đâu là khu vực uống nước, bình nước của gia đình và sử dụng như thế nào. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần làm mẫu và lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ bắt chước và dần thành thạo. Ngoài ra, khi trẻ đã đến lúc đi học, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách đổ nước vào bình nước riêng của mình và cách sử dụng bình nước khi khát. Nhìn chung, việc dạy trẻ mầm non tự phục vụ trong uống nước không chỉ là cách hiệu quả để trẻ tập tính tự lập, mà đây còn là phương pháp hay ho khuyến khích hình thành thói quen uống nước tốt cho sức khỏe của trẻ.

2. Kỹ năng tự vệ sinh cá nhân

Khi nhắc đến các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non cơ bản, ngoài ăn uống, chúng ta còn có vệ sinh cá nhân. Tập cho trẻ kỹ năng tự vệ sinh cá nhân từ nhỏ vừa giúp trẻ tự chủ hơn trong cuộc sống của mình, vừa giúp trẻ có ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh cá nhân để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Do đó, quá trình trẻ thực hành những kỹ năng này cần được cha mẹ chú ý và sửa sai để đảm bảo sự sạch sẽ cho trẻ trong những lần sau.

Rửa tay

Có lẽ, trong môi trường mầm non, trẻ cũng sẽ được học về cách rửa tay sao cho đúng, nhưng không phải các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh trong gia đình mới chính là những người thầy đầu tiên của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần có trách nhiệm cùng trẻ học tập và thực hành cách rửa tay hằng ngày.

Đánh răng

Răng miệng là một trong những bộ phận quan trọng nhất có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống và sức khỏe của trẻ, do đó, đây là khâu vệ sinh mà cha mẹ nên chú ý kỹ lưỡng nhất khi dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Để trẻ thực hành được hiệu quả và tạo thói quen tốt trong việc vệ sinh răng miệng, cha mẹ nên để trẻ cầm bàn chải đúng cách, chà răng đúng cách, súc miệng đúng cách, đồng thời khuyến khích trẻ tạo thói quen đánh răng hai lần mỗi ngày. Đối với răng miệng của trẻ còn khá non nớt, vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng những loại bàn chải chuyên dụng cho trẻ nhỏ và kem đánh răng lành tính có vị dịu nhẹ để bé không khó chịu với việc đánh răng mỗi ngày.


Rửa mặt

Đối với việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non, quá trình dạy trẻ rửa mặt tuy không quá khó nhưng cũng cần cha mẹ chú ý để tránh trẻ rửa mặt sai cách và bị sặc. Khi rửa mặt, cha mẹ cần chú ý để trẻ rửa sạch các bộ phận dễ bị bỏ qua như vành tai, khóe mắt, cánh mũi,...

3. Kỹ năng tự thay đồ

Sau khi đã tập cho trẻ tự thực hiện các nhu cầu cơ bản của cuộc sống, hãy để trẻ tiếp tục có cơ hội thực hiện những kỹ năng cần thiết trong đời sống sinh hoạt của mình, một trong số đó chính là kỹ năng tự thay đồ. Tự thay đồ sẽ giúp trẻ chú ý hơn về lối ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đồng thời, việc giúp trẻ thành thạo kỹ năng tự thay đồ sẽ giúp trẻ không phụ thuộc vào cha mẹ quá nhiều đối với chuyện cá nhân.

4. Kỹ năng tự gấp đồ

Bên cạnh việc tự thay đồ, cha mẹ nên tập cho trẻ kỹ năng tự gấp và cất đồ của mình. Thói quen tự gấp và cất đồ không những sẽ giúp trẻ tự lập hơn trong sinh hoạt, mà đây còn là phương pháp hiệu quả để trẻ tạo cho mình thói quen giúp đỡ các thành viên trong gia đình từ những điều nhỏ nhất.

Bài viết tham khảo: Những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non cha mẹ nên dạy
 
Top