Phát triển bền vững cùng những mối đe dọa và hậu quả cho người tiêu dùng

#1
Tổ chức Cà phê Quốc tế (The International Coffee Organization – ICO) được thành lập để thực hiện Thỏa thuận Cà phê Quốc tế (The International Coffee Agreement) với mục tiêu hàng đầu là khuyến khích các thành viên trong tổ chức phát triển nền kinh tế cà phê bền vững ở cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Tình hình di cư và đói nghèo gia tăng đang đặt ra những mối đe doạ thực tế và rộng khắp cho sự phát triển bền vững.

>> Tìm hiểu thêm về hương vị của Good Coffee in Da Nang đang được giới trẻ khá quan tâm

Theo Global Development Finance 2019, báo cáo hàng năm của Ngân hàng Thế giới về tài chính đối ngoại của các nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng ở nhiều nước nghèo vẫn quá thấp để nhanh chóng cải thiện tình trạng nghèo đói. “Tốc độ tăng trưởng ở các nước thu nhập thấp dự kiến sẽ tăng lên 6% vào năm 2020 từ mức 5,4% vào năm 2019, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để giảm đáng kể tình trạng nghèo đói”. Theo báo cáo, các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa như cà phê đã được đánh giá đặc biệt khó giảm nghèo.



>> Khám phá thêm về hương vị của Brunch in Da Nang Breakfast in Da Nang


HẬU QUẢ CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG

Mặc dù người tiêu dùng có thể được hưởng lợi từ giá thấp nhưng điều này không hoàn toàn đúng với cà phê, nó sẽ không kéo dài. Thứ nhất, số tiền tích luỹ cho người nông dân từ giá bán lẻ của một tách cà phê tại quán có lẽ ít hơn 1%. Thứ hai, giá quá thấp khiến chất lượng sản phẩm giảm đi trông thấy. Người dân khó lòng làm việc và cải thiện chất lượng sản phẩm khi giá bán đôi khi còn chưa bằng chi phí sản xuất. Ngoài ra, việc sản xuất cà phê arbica với chất lượng vượt trội luôn tốn nhiều nguồn lực hơn so với arbica tự nhiên hay robusta. Vậy điều gì sẽ thúc đẩy người nông dân làm việc hết mình? Và rồi phải chăng người tiêu dùng chính sẽ là người nhận được ít giá trị hơn?

Nguồn : https:/43factory.coffee/news/the-gioi-ca-phe-nhung-ngay-duong-dai/
 
Top