Phân loại hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2021

#1
Theo Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đưa ra định nghĩa một số hợp đồng cơ bản, tuy nhiên, trong thực tiễn có rất nhiều loại hợp đồng, ta có thể dựa vào các căn cứ khác nhau để phân biệt các loại hợp đồng.
Hợp đồng hay hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Vậy có những loại hợp đồng nào? Việc phân loại hợp đồng dân sự sẽ được Luật Hoàng Phi làm rõ qua nội dung bài viết dưới đây:
Phân loại hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
Theo quy định tại Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015 về Các loại hợp đồng chủ yếu như sau:
“ Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.”

quy-trinh-quan-ly-hop-dong.jpg
Phân loại hợp đồng dân sự
Quy định về phân loại hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
Hợp đồng được phân loại như sau:
Thứ nhất: Phân loại hợp đồng dựa vào mối liên quan giữa chúng:
Nếu dựa vào mối liên quan về hiệu lực và chức năng giữa hai hợp đồng với nhau thì các hợp đồng này được xác định thành:
– Hợp đồng chính: Là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng kia.
– Hợp đồng phụ: Là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào họp đồng chính.
Theo đó, hợp đồng phụ có chức năng hỗ trợ, bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính, hợp đồng phụ được thực hiện khi hợp đồng chính không được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi đến hạn. Cũng vì vậy, nếu hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu, trừ trường hợp hợp đồng chính vô hiệu nhưng đã được thực hiện toàn bộ hoặc một phần.
Chẳng hạn, giữa hợp đồng vay tài sản với hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng vay thì hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chính, hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng phụ. Trong trường hợp hợp đồng vay vô hiệu và chưa được thực hiện thì hợp đồng thế chấp cũng bị vô hiệu. Nếu hợp đồng vay vô hiệu nhưng bên cho vay đã chuyển tài sản cho bên vay thì hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực pháp luật và bên thế chấp phải bảo đảm việc trả lại tài sản vay mà bên vay đã nhận.
Thứ hai: Phân loại hợp đồng dựa vào quyền và nghĩa vụ của các bên và ý nghĩa của việc phân loại:
Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên, hợp đồng được phân thành hai loại sau:
– Hợp đồng đơn vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó chỉ một bên có nghĩa vụ.
– Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Như vậy, khi xác định một hợp đồng là đơn vụ hay song vụ phải dựa vào quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (chính là thời điểm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên). Vì vậy, có thể cùng loại hợp đồng nhưng ở trường hợp này là hợp đồng song vụ, ở trường hợp khác lại là hợp đồng đơn vụ. Chẳng hạn, hợp đồng cho vay được thỏa thuận là có hiệu lực từ thời điểm các bên cùng ký vào văn bản hợp đồng thì hợp đồng vay này là hợp đồng song vụ vì từ thời điểm đó đã phát sinh một quan hệ nghĩa vụ và trong đó cả bên cho vay và bên vay đều có nghĩa vụ (bên cho vay có nghĩa vụ giải ngân, bên vay có nghĩa vụ trả nợ). Nếu hợp đồng cho vay được thỏa thuận là chỉ có hiệu lực khi bên cho vay đã chuyển tài sản vay cho bên vay thì hợp đồng vay này là hợp đồng đơn vụ vì vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực, bên cho vay không còn nghĩa vụ.
Thứ ba: Phân loại hợp đồng dựa vào sự trao đổi ngang giá và ỷ nghĩa của việc phân loại:
– Hợp đồng có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích từ bên kia chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương ứng.
– Hợp đồng không có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích do bên kia chuyển giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kỳ lợi ích nào.
Như vậy, căn cứ vào sự trao đổi ngang giá (có đi có lại về lợi ích giữa các bên) để xác định hợp đồng nào là có đền bù, hợp đồng nào là không có đền bù.
Chẳng hạn, hợp đồng mua bán tài sản luôn luôn là hợp đồng có đền bù vì khi bên mua nhận được tài sản do bên bán chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên bán một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đã nhận; hợp đồng cho vay có lãi là hợp đồng có đền bù vì khi bên vay nhận được lợi ích là được sở hữu vốn vay trong thời hạn nhất định thì phải chuyển giao cho bên cho vay một khoản lợi ích là tiền lãi tương ứng với vốn vay và thời gian vay; hợp đồng cho vay không có lãi là hợp đồng không có đền bù vì bên vay nhận được lợi ích là được sở hữu vốn vay trong một thời hạn nhất định nhưng không phải chuyển giao cho bên cho vay một lợi ích nào tương ứng với việc được sở hữu khoản vay trong thời hạn nhất định.
Thứ tư: Phân loại hợp đồng theo thời điểm có hiệu lực:
– Hợp đồng ưng thuận: Là hợp đồng có hiệu lực trước thời điểm các bên chuyển giao đối tượng của hợp đồng cho nhau. Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kểt, các bên có nghĩa vụ chuyển giao tài sản và trả tiền cho nhau sau thời điểm này là một hợp đồng ưng thuận.
– Hợp đồng thực tế: Là hợp đồng chỉ có hiệu lực khi các bên đã chuyển giao đối tượng của hợp đồng cho nhau. Ví dụ: họp đồng tặng cho luôn là hợp đồng thực tế, vì pháp luật đã quy định hợp đồng này chỉ có hiệu lực vào thời điểm bên được tặng cho đã nhận được tài sản tặng cho.

XEM THÊM >>> Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành
 
Top