Sốt nổi mẩn đỏ phải làm sao

#1
Sốt đi kèm với nổi mẩn đỏ, đặc biệt là ở trẻ em, có thể khiến nhiều người lo lắng. Tuy vậy, trên thực tế, có rất nhiều bệnh gây sốt kèm nổi mẩn đỏ. Tình trạng bệnh có thể rất nhẹ nhưng cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, vậy nên cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để chữa trị kịp thời.

1. Các dấu hiệu nguy hiểm

Sốt đi kèm với nổi mẩn đỏ (rash) có thể là biểu hiện của những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Sốc nhiễm khuẩn, viêm màng não, …. Bạn cần lưu ý đến:
  • Tiền sử bệnh của người bệnh: người bệnh đã từng mắc những bệnh này hay chưa, có tiêm phòng đầy đủ hay chưa
  • Lịch sử đi lại/ ăn uống của người bệnh: người bệnh có đi qua vùng dịch nguy hiểm nào không, có ăn phải đồ ăn lạ/ có ăn phải đồ dị ứng hay không
  • Cảnh giác nếu người bệnh đi kèm với những biểu hiện sau:

+) Mệt mỏi, lơ mơ, trông ốm yếu

+) Da bong tróc

+) Vết mẩn xuất hiện như đốm đỏ, mọc thành từng mảng

Nếu có một trong các biểu hiện trên, bạn nên đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

2. Nhận biết cơ bản một số loại mẩn đỏ

Tuy cùng gọi chung là “nổi mẩn đỏ” (rash) nhưng chúng có thể được phân ra làm một số loại như:
  • Vết ban đỏ (maculopapular rashes): vết này xuất hiện trên da giống những đốm đỏ, kích thước bằng hạt đậu, thường tập trung thành mảng. Vết này xuất hiện điển hình ở các bệnh như: rubella, sởi, dị ứng thuốc, …. (bạn có thể đọc thêm bài: Dị ứng nổi mẩn ngứa phải làm sao?)
  • Vết mẩn đỏ lở loét (vesicular rashes): vết mẩn đỏ có bọng nước, lở loét là biểu hiện điển hình của các bệnh như: thủy đậu, zona thần kinh, giời leo (xem bài: các cách trị giời leo và zona thần kinh theo dân gian), …
  • Da nổi mảng đỏ (erythematous rashes): đây là tình trạng da đỏ nổi thành từng mảng, nó là điển hình của bệnh nhiễm khuẩn tụ cầu.
  • Vết mẩn đỏ xuất huyết (hemorrhagic rash): vết mẩn đỏ kết quả của việc xuất huyết dưới da, có những điểm đỏ (petechiae) giống như được ghim vào da, xuất hiện thành các mảng hoặc xuất hiện thành các mảng đỏ/ bầm tím dưới da (purpura). Vết mẩn đỏ xuất huyết là điển hình của bệnh sốt xuất huyết. Xem them bài viết những điều cần biết về sốt xuất huyết của lão nhà quê tại đây.


Vết mẩn đỏ xuất huyết

Nhìn chung, sốt cùng việc nổi mẩn đỏ (rash) thì tùy vào nguyên nhân, thể trạng người bệnh mà tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Nguyên nhân xuất hiện sốt cùng nổi mẩn đỏ có thể rất đa dạng: từ việc do vi khuẩn (ví dụ sốc nhiễm khuẩn) đến do virus (sốt xuất huyết, zona thần kinh), thậm chí có thể do thuốc, thực phẩm, môi trường xung quanh. Dù là trường hợp nào, đây là những triệu chứng không thể xem nhẹ, bởi nó cảnh báo hệ miễn dịch đang hoạt động hết công suất.

3. Phòng ngừa sốt cùng nổi mẩn đỏ

Việc phòng ngừa sốt cùng nổi mẩn đỏ có thể được thực hiện thông qua việc phòng ngừa cơ thể nhiễm các loại vi khuẩn, virus, … nguy hiểm. Để làm được điều đó, chúng ta cần:

3.1. Tăng cường sức đề kháng

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: nhiều hoa quả, rau xanh, giàu protein, uống nhiều nước; hạn chế các loại đồ uống có cồn, nước ngọt, đồ có gas; không dùng các chất kích thích.
  • Áp dụng các bài thuốc tăng cường sức đề kháng của lão nhà quê: BÀI THUỐC VỚI GỪNG, VIÊM GAN B VIÊM GAN C. Đây là hai bài thuốc sử dụng các nguyên liệu dân gian như dứa, gừng, muối, mật ong; có tác dụng trong việc cải thiện hệ tuần hoàn, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, tăng cường thể lực.
  • Phòng một số bệnh theo mùa với bài thuốc của lão nhà quê: Một số bài thuốc của lão nhà quê có tác dụng phòng bệnh theo mùa, gồm:

BÀI THUỐC VỚI GỪNG: giúp phòng các bệnh cảm cúm, bệnh liên quan đến phổi, hô hấp

CAO DỨA TRE: giúp phòng chữa sốt xuất huyết, phòng chống đột quỵ, bệnh tim mạch, huyết áp
  • Lưu ý: bạn đọc đọc kỹ các bài thuốc trước khi thực hiện

3.2. Tập thể dục đều đặn

Việc tập thể dục đều đặn không chỉ khiến cho tinh thần bạn khỏe mạnh, sảng khoái mà còn giúp hỗ trợ điều trị, phòng chống nhiều loại bệnh tật. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh các tác dụng của tập thể dục như: cải thiện tuần hoàn, điều hòa huyết áp, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường thể lực, điều hòa tâm trạng, tăng sự dẻo dai, chậm lại quá trình lão hóa, …

Bạn có thể thực hiện bài ĐI BỘ 3~5km/ngày, bài NẰM NGỬA ĐẠP XE, bài KHÍ CÔNG DỊCH CHÂN KINH. Đó đều là những bài tập dễ thực hiện, có thể thực hiện ở nhiều thời điểm trong ngày.

3.3. Giữ vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh
  • Giữ vệ sinh thân thể thông qua việc:
Tắm rửa đều đặn

Thay quần áo hàng ngày

Quần áo được giặt và phơi khô ở nơi thoáng mát, không bị ẩm mốc

Vệ sinh vùng kín đúng cách, có thể sử dụng NƯỚC LÁ BÀNG để vệ sinh hàng ngày
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh phòng ngừa virus, vật trung gian virus (ví dụ như muỗi), vi khuẩn:

Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên

Khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm

Dùng vôi bột diệt khuẩn, sát trùng định kỳ

Đậy nắp chum vại, thả cá trong bể/ao/hồ… phòng muỗi đẻ trứng

3.4. Cẩn thận khi đi ra ngoài

Khi đi đến những vùng lạ, những vùng có nguy cơ dịch bệnh, bạn cần thực hiện những biện pháp bảo hộ mình như: tránh ăn đồ ăn thức uống lạ, tránh đến những khu vực được cảnh báo nguy hiểm, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, …

Chúc bạn mạnh khỏe!
 
Top