Sốt xuất huyết ở trẻ em khác sốt xuất huyết ở người lớn như thế nào

#1
Như chúng ta đã biết, sốt xuất huyết do virus sốt xuất huyết gây ra và được lan truyền bởi một loài muỗi. Sốt xuất huyết có thể xảy ra ở người lớn, trẻ nhỏ, thậm chí cả thai nhi. Liệu có sự khác biệt nào giữa sốt xuất huyết ở trẻ em và sốt xuất huyết ở người lớn hay không? Cần phải chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết như thế nào?

1. Tổng quan về sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết do virus sốt xuất huyết gây nên. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất vì tính lây lan của nó. Sốt xuất huyết tập trung chủ yếu ở khu vực có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, trong đó theo thống kê, có tới 70% số ca nhiễm sốt xuất huyết là ở châu Á.

Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần. Sau đó, nó có thể khởi phát triệu chứng hoặc không. WHO chia sốt xuất huyết ra làm hai nhóm là: sốt xuất huyết nhẹ và sốt xuất huyết nghiêm trọng. Ở nhóm sốt xuất huyết nhẹ, có thể có hoặc không có triệu chứng. Trường hợp có triệu chứng thì các triệu chứng tương tự như cảm cúm, chẳng hạn: sốt cao, đau đầu, đau mắt, đau cơ, ngoài ra còn có thêm các vết mẩn đỏ dưới da, buồn nôn, đau bụng. Đối với sốt xuất huyết nghiêm trọng, có thể có sốt cao liên tục hoặc sốt đột ngột giảm, đi kèm với các triệu chứng: đau bụng dữ dội, nôn mửa ra máu, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, người tím tái, chân tay lạnh. Trường hợp bệnh nghiêm trọng, người bệnh có thể bị suy đa tạng, thậm chí đối mặt với nguy cơ tử vong.

Trên thực tế, hơn 80% các ca nhiễm sốt xuất huyết là sốt xuất huyết nhẹ.

2. Sự khác nhau giữa sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn

Trong một nghiên cứu liên quan đến so sánh sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng trẻ em và người lớn đều khởi phát các triệu chứng đặc trưng của sốt xuất huyết: sốt cao, đau đầu, và đau cơ, buồn nôn. Tuy vậy, đối với các triệu chứng như: trạng thái tinh thần bất ổn, lo lắng bất thường, chảy máu (ví dụ như chảy máu chân răng), đau bụng, đau bụng dữ dội, … thì thường xảy ra ở người lớn hơn là trẻ em. Ngoài ra, việc nổi mần đỏ khi bị sốt xuất huyết không phải là việc phổ biến (chỉ chiếm khoảng 15% các ca nhiễm bệnh).

Các triệu chứng biểu hiện nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song các nghiên cứu cho thấy, người lớn dễ bị sốt xuất huyết nặng hơn. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ em không có nguy cơ bị đe dọa tính mạng khi mắc sốt xuất huyết. Đặc biệt, khi vắc xin phòng sốt xuất huyết thường được dùng cho người từ 9~45 tuổi thì trẻ dưới 9 tuổi phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Trẻ nhỏ dưới 9 tuổi cũng bị hạn chế sử dụng nhiều loại kháng sinh dùng trong hạ sốt nên việc chăm sóc, theo dõi tình trạng bệnh của trẻ cần đặc biệt lưu ý.

3. Chăm sóc trẻ nhỏ

Khi nhận thấy trẻ nhỏ có các biểu hiện nghi ngờ là sốt xuất huyết, bạn nên đưa trẻ nhỏ đi khám để được chẩn đoán đúng nguyên nhân. Thông thường, với các ca sốt xuất huyết nhẹ, người bệnh sẽ được cho chữa trị tại nhà.

Sốt xuất huyết thường kéo dài từ 1~2 tuần, đặc biệt từ ngày thứ 3 ~ ngày thứ 7 trong và sau khi mắc sốt xuất huyết luôn có thể xuất hiện biến chứng nên người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc cẩn thận. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết. Các phương pháp điều trị hướng tới hạ sốt và giảm các triệu chứng khác. Người bị sốt xuất huyết thường bị mất nước do sốt cao liên tục, vậy nên bạn cần:
  • Bổ sung nước cho trẻ. Có thể dùng nước điện giải thay thế nước uống hàng ngày. Dùng thêm các loại nước ép trái cây như nước cam để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
  • Để trẻ nghỉ ngơi nhiều.
  • Chỉ sử dụng các loại thuốc kháng sinh theo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối KHÔNG tự ý cho trẻ dùng ibuprofen hoặc aspirin để hạ sốt, hai loại thuốc này có thể gây chảy máu ở người bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với bài thuốc của lão nhà quê. Đây là bài thuốc dân gian dùng lá tre gai, có tác dụng rất tốt trong hạ sốt, tiêu đờm, thanh nhiệt, ….

Nguyên liệu: Lá tre gai + nước sạch

Cách dùng:
  • 200~300g lá tre gai + 1,5 lít nước đun sôi nhỏ lửa 20~30 phút uống thay nước lọc cả ngày.
  • Uống liên tiếp 5 – 10 ngày, kể cả khỏi rồi vẫn phải uống, cho đủ ngày đủ liều.

Lưu ý: có thể dùng CAO DỨA TRE thay thế:

Cao Dứa Tre ngày uống 2 lần, sau khi ăn sáng và ăn trưa ít nhất 30 phút. Mỗi lần 1 - 2 thìa (theo hướng dẫn khi kê đơn) pha với 300 - 400ml nước nóng 60-80 độ. Có thể pha thêm Gừng Muối Mật Ong theo chỉ định. Uống 2 ngày nghỉ 2 ngày.

* Lưu ý: Nếu có nóng trong uống kèm bài Chữa bệnh kiết ly.

Bạn đọc đọc kỹ công thức và bài thuốc liên quan trước khi sử dụng.

Lưu ý: Trong trường hợp các triệu chứng bệnh trở nặng, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị.


Cao dứa tre lão nhà quê

4. Phòng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
  • Tiêm phòng sốt xuất huyết cho trẻ từ 9 tuổi trở lên.
  • Ngăn ngừa muỗi cắn
  • Dùng cửa kính chống muỗi ở cửa sổ, cửa ra vào.
  • Mắc màn khi đi ngủ.
  • Cho trẻ mặc quần áo dài tay, đi giày khi đi ra ngoài.
  • Dùng bình xịt hoặc kem đuổi côn trùng.
  • Có thể sử dụng thêm tinh dầu trong nhà để đuổi côn trùng. Các loại tinh dầu sả, chanh, khuynh diệp, phong lữ có tác dụng xua muỗi tốt. Bạn cũng có thể trồng các loại thảo dược chống muỗi quanh nhà, trong đó tiêu biểu có: cây oải hương, cây cúc vạn thọ, sả chanh, bạc hà mèo, hương thảo, húng tây (basil), phong lữ, bạc hà, xô thơm (sage), sả, hành, tỏi.
  • Hạn chế để trẻ đi chơi vào ban đêm.
  • Diệt muỗi, ví dụ như: phát quang bụi rậm; đậy nắp chum, vại; thả cá vào bể cá; …
 
Top