Sốt xuất huyết chảy máu phải làm sao?

#1
Việc chảy máu thường là hiện tượng khiến nhiều người phải lo lắng vì báo hiệu nhiều tình trạng nguy hiểm. Tuy vậy, khi bị sốt xuất huyết, việc chảy máu thường diễn ra, nhưng nó có thể không như bạn nghĩ.

1. Chảy máu khi bị sốt xuất huyết

Trước hết, chúng ta cần nói đến việc “chảy máu” trong y khoa là bao gồm cả “chảy máu trong” (chảy máu bên trong cơ thể, ví dụ như vết loét ở một cơ quan nào đó và không nhìn thấy được bằng mắt thường) với “chảy máu ngoài” (nhìn thấy máu chảy ra ngoài, ví dụ như trầy xước da khiến chảy máu). Khi bị sốt xuất huyết, có thể gặp các tình trạng sau:
  • Biểu hiện xuất huyết (hemorrhagic manifestation): thường xảy ra trong khoảng thời gian hạ sốt. Các biểu hiện xuất huyết nhẹ như: điểm đỏ dưới da (petechiae), những điểm có màu tím ở trên da (purpura), chảy máu mũi, chảy máu chân răng, … là những biểu hiện thường xuất hiện kể cả ở trường hợp sốt xuất huyết siêu nhẹ (ở các trường hợp này, người bệnh thường có ít nhất một trong các biểu hiện trên). Nguyên nhân của biểu hiện xuất huyết này hiện vẫn chưa được làm rõ ràng, cụ thể, song ở những trường hợp sốt xuất huyết nhẹ, các chuyên gia nhận định rằng việc sụt giảm tiểu cầu hoặc rối loạn tiểu cầu, trong khi tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết dính các mô tế bào. Ngoài ra, một số ít trường hợp có thể gặp chảy máu trong phần bụng hoặc chảy máu âm đạo, nguyên nhân được cho là do sốc và quá thừa axít.
  • Rối loạn chảy máu (coagulopathy): rối loạn chảy máu là tình trạng khả năng làm đông máu có vấn đề khiến cho người bệnh gặp vấn đề máu chảy lâu và nhiều. Theo trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật Mỹ (CDC), rối loạn chảy máu thường gặp ở người bị sốt xuất huyết. Theo nghiên cứu, những đối tượng bị sốt xuất huyết có nguy cơ gặp tình trạng rối loạn chảy máu nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Nguyên nhân được cho là suy giảm tiểu cầu khiến việc đông máu khó diễn ra.
  • Giảm tiểu cầu miễn dịch (thrombocytopenia): là tình trạng tiểu cầu trong máu giảm xuống mức quá thấp, bằng hoặc dưới 100,000/μL. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của virus và/hoặc ảnh hưởng của tế bào miễn dịch trong cơ thể (ví dụ như tế bào T).

Theo đó, tần suất của các tình trạng trên sẽ là:
  • Thường xảy ra: điểm đỏ dưới da, vết tím dưới da
  • Thỉnh thoảng xảy ra: nôn ra máu, chảy máu mũi, chảy máu đường tiêu hóa
  • Ít xảy ra: Chảy máu não


Sốt xuất huyết

Như vậy, có thể thấy, chảy máu ở sốt xuất huyết thường diễn ra, nhưng phần đa là các triệu chứng nhẹ, có rất ít trường hợp nguy hiểm, gây tử vong (tỷ lệ tử vong ở sốt xuất huyết dưới 1%).

2. Sốt xuất huyết dùng thuốc như thế nào?

Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng sốt xuất huyết là bệnh do virus sốt xuất huyết gây ra (để hiểu hơn về sốt xuất huyết, bạn có thể đọc bài: những điều cần biết về sốt xuất huyết của lão nhà quê), tức là về mặt nào đó bạn không thể dùng thuốc kháng sinh khi bị bệnh (thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn). Hiện, không có thuốc đặc trị cho sốt xuất huyết, bạn có thể được phép sử dụng các loại thuốc giảm đau để giảm triệu chứng: loại thuốc acetaminophen và KHÔNG được sử dụng aspirin hoặc bất cứ thuốc nào chứa aspirin vì chúng sẽ làm việc chảy máu nghiêm trọng hơn. Nước (có thể là nước điện giải thay thế nước lọc) và nghỉ ngơi thật nhiều là phương pháp chữa trị hiệu quả hiện nay.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp thêm bài thuốc lá tre gai của lão nhà quê. Thành phần chỉ gồm lá tre gai và nước lọc, hầu như không có tác dụng phụ, có tác dụng rất tốt trong việc hạ sốt, tiêu viêm, giảm chảy máu. Công thức như sau:

Nguyên liệu: Lá tre gai + nước sạch

Cách dùng:
  • 200~300g lá tre gai + 1,5 lít nước đun sôi nhỏ lửa 20~30 phút uống thay nước lọc cả ngày.
  • Uống liên tiếp 5 – 10 ngày, kể cả khỏi rồi vẫn phải uống, cho đủ ngày đủ liều.

Lưu ý: có thể dùng CAO DỨA TRE thay thế:

Cao Dứa Tre ngày uống 2 lần, sau khi ăn sáng và ăn trưa ít nhất 30 phút. Mỗi lần 1 - 2 thìa (theo hướng dẫn khi kê đơn) pha với 300 - 400ml nước nóng 60-80 độ. Có thể pha thêm Gừng Muối Mật Ong theo chỉ định. Uống 2 ngày nghỉ 2 ngày.

* Lưu ý: Nếu có nóng trong uống kèm bài Chữa bệnh kiết ly.

Ngoài ra, bạn cũng nên có một thực đơn lành mạnh, khoa học với các thực phẩm giàu vitamin, protein, chất khoáng để làm tăng tiểu cầu trong máu (bạn có thể xem bài: xây dựng thực đơn cho người sốt xuất huyết của lão nhà quê).


Cao dứa tre lão nhà quê

3. Khi nào sốt xuất huyết cần đến bệnh viện?

Nếu cơn sốt kéo dài liên tục hoặc sốt giảm đột ngột, và kèm theo một trong những triệu chứng dưới đây thì người bệnh cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
  • Cơn đau bụng, đau xương khớp dữ dội
  • Nôn mửa liên tục, nôn ra máu
  • Chảy máu nhiều
  • Người bệnh thấy lạnh, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu

Tuy phần đa các ca sốt xuất huyết đều hồi phục sau 1~2 tuần nhưng tốt nhất bạn không nên để mắc/ tái mắc sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết mắc lần hai nghiêm trọng hơn rất nhiều (xem bài: bị lại sốt xuất huyết phải làm sao?). Bạn nên tránh để bản thân bị muỗi đốt, cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể. Bạn có thể tham khảo thêm bài BÀI THUỐC VỚI GỪNG của Lão nhà quê để tăng cường thể lực, phòng ngừa bệnh tật.
 
Top