Sa tử cung có gây hiếm muộn không

#1
Sa tử cung là tình trạng tử cung tụt vào bên trong âm đạo do sự co giãn và suy yếu của các cơ sàn chậu. Điều này dẫn đến việc chiều dài tử cung được rút ngắn, thậm chí có thể sa ra ngoài cửa âm đạo. Đáng nói là, sa tử cung có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh nở.

1. Triệu chứng của sa tử cung

Nếu như tình trạng bệnh nhẹ thì sa tử cung gần như không có dấu hiệu. Một số dấu hiệu đối với sa tử cung tương đối nặng là:
  • Cảm giác nặng hoặc bị kéo ở xương chậu
  • Cảm giác một phần tử cung sa ra khỏi âm đạo
  • Có vấn đề về đường tiểu
  • Có vấn đề về nhu động ruột (chẳng hạn như hay bị táo bón)
  • Đau khi quan hệ

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng này thì nên đi khám ngay để xác định rõ nguyên nhân bệnh.


Sa tử cung

2. Nguyên nhân gây sa tử cung

Nguyên nhân gây sa tử cung là do cơ sàn chậu bị kéo dãn và suy yếu quá mức bởi:
  • Mang thai
  • Vận động mạnh hoặc gặp khủng hoảng khi mang thai
  • Thừa cân
  • Estrogen thấp sau mãn kinh
  • Có vấn đề đường ruột mãn tính
  • Mang vác nặng
  • Phẫu thuật vùng chậu
  • Hút thuốc

3. Sa tử cung có gây ra hiếm muộn không?

Việc mắc sa tử cung có thể khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc mang thai, bởi tử cung chưa ở vị trí thuận lợi nhất cho việc thụ thai được diễn ra. Đặc biệt, đối với trường hợp tử cung sa một phần ra ngoài âm đạo, tinh trùng khả năng sẽ chết trước khi có thể gặp trứng. Như vậy, về mặt nào đó có thể nói rằng sa tử cung có thể khiến cho bạn khó mang thai hơn.

4. Chữa trị

Đối với trường hợp sa tử cung nhẹ thì không cần can thiệp y khoa. Bạn thực hiện kết hợp các bài tập tác động đến vùng cơ sàn chậu tại nhà, chẳng hạn như:

+) Bài tập NẰM NGỬA ĐẠP XE, LĂN BỤNG của Lão Nhà Quê. Đây là bài tập giúp tăng sức mạnh cơ xương chậu, điều hòa khí huyết, cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh vùng kín, tăng sức đề kháng, tăng cường sinh lý. Bạn thực hiện theo hướng dẫn trong video.

+) Bài tập Kegel: Đây là bài tập giúp cải thiện sinh lý, cải thiện các vấn đề vùng kín cho cả nam và nữ. Nếu thuần thục thì bạn có thể tập bài tập này ở bất cứ đâu. Trước khi thực hiện bài tập Kegel, bạn cần xác định được các cơ sàn chậu ở đâu. Bạn có thể thực hiện việc ngừng tiểu khi đang tiểu (lưu ý: không nên thực hiện cách này thường xuyên), vùng cơ co thắt chính là cơ sàn chậu. Hoặc bạn có thể thắt chặt các cơ khi muốn trung tiện và trung tiện một cách từ từ. Trong trường hợp bạn không xác định được đâu là cơ sàn chậu thì hãy nhờ bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ.

Các bước thực hiện bài tập Kegel:

Bước 1: Nằm trên một mặt phẳng, ví dụ như thảm tập.

Bước 2: Siết chặt cơ sàn chậu và giữ trong 5 giây

Bước 3: Từ từ thả lỏng cơ sàn chậu

Bước 4: Lặp lại 10~20 lần để thực hiện một bài tập Kegel

Lặp lại bài tập này 3~5 lần/ngày


Bài tập Kegel

Lưu ý nho nhỏ:
  1. Khi siết cơ sàn chậu, không siết vùng cơ ở hông, bụng hoặc đùi
  2. Đảm bảo thả lỏng cơ trước khi thực hiện một lượt tập mới
  3. Không nín thở
  4. Nếu tập thấy đau thì đi khám ngay

Đối với trường hợp sa tử cung nặng, ngoài việc kết hợp luyện tập ở trên cùng tránh mang vác nặng, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật.

5. Khả năng có thai sau khi chữa sa tử cung là bao nhiêu?

Việc chữa sa tử cung sẽ giúp cho bạn có thêm cơ hội mang thai, song không ai xác định được chắc chắn khả năng mang thai là bao nhiêu. Việc khó có thai hay hiếm muộn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân cùng lúc, thậm chí có những trường hợp hiếm muộn không rõ nguyên nhân. Đối với các cặp đôi hiếm muộn/khó có thai thì có thể tham khảo liệu trình tại bài GỬI MẸ MONG CON của Lão nhà quê. Bạn đọc lưu ý đọc kỹ trước khi thực hiện.

6. Phòng ngừa sa tử cung

Hiện, chưa có nghiên cứu nào thể hiện rõ cách phòng ngừa sa tử cung tốt nhất là gì. Song bạn có thể thực hiện lối sống giúp đảm bảo sức khỏe ở cơ sàn chậu như:
  • Duy trì cân nặng lý tưởng
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tránh mang vác quá nặng
 
Top