Tổng hợp thức uống cho người sốt xuất huyết

#1
Lão nhà quê đã có bài viết liên quan đến chế độ ăn khi bị sốt xuất huyết. Hôm nay, lão nhà quê sẽ tổng hợp các thức uống rất tốt cho người sốt xuất huyết.

1. Nước lá tre gai

Tre gai là một chủng loại tre, trong đó cây thường mọc thành cụm, thành bụi. Đốt dài, cành nhỏ ở dạng gai cong, nhọn cứng, đan xen vào nhau. Loài này phổ biến ở các làng quê thời xưa, ngày nay có thể ít gặp hơn. Lá tre gai là một dược liệu dân gian quen thuộc khi có tác dụng hạ sốt, tiêu viêm, thanh nhiệt, chữa chảy máu cam.

Công thức làm nước tre gai chữa sốt xuất huyết như sau:

Nguyên liệu: Lá tre gai + nước sạch

Cách dùng:
  • 200~300g lá tre gai + 1,5 lít nước đun sôi nhỏ lửa 20~30 phút uống thay nước lọc cả ngày.
  • Uống liên tiếp 5 – 10 ngày, kể cả khỏi rồi vẫn phải uống, cho đủ ngày đủ liều.

Lưu ý: có thể dùng CAO DỨA TRE thay thế:

Cao Dứa Tre ngày uống 2 lần, sau khi ăn sáng và ăn trưa ít nhất 30 phút. Mỗi lần 1 - 2 thìa (theo hướng dẫn khi kê đơn) pha với 300 - 400ml nước nóng 60-80 độ. Có thể pha thêm Gừng Muối Mật Ong theo chỉ định. Uống 2 ngày nghỉ 2 ngày.

* Lưu ý: Nếu có nóng trong uống kèm bài Chữa bệnh kiết ly.


Cao dứa tre lão nhà quê

2. Nước ép lá đu đủ

Đây là một công thức được nhiều nghiên cứu khoa học công nhận là có khả năng hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết. Bạn chọn một hai lá sạch, cho vào máy xay với nước lọc. Có thể bỏ thêm muối hoặc đường cho dễ uống. 100ml nước ép thì chia ra uống 3 lần trong ngày.


Nước ép lá đu đủ

3. Nước cam

Nước cam là loại nước ép nổi tiếng chuyên được dùng khi chăm sóc người ốm. Trên thực tế, một cốc nước cam có thể cung cấp đủ lượng vitamin C - loại vitamin giúp hệ miễn dịch nhanh chóng sản xuất ra được kháng thể bảo vệ, trong ngày.

4. Nước ép cà rốt - táo

Tổ hợp này có thể không ngon lắm nhưng lại có hàm lượng vitamin cực cao. Cà rốt chứa hàm lượng vitamin A, một chất chống oxi hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cho các tế bào ở hệ tiêu hóa, phổi, ngực khỏe mạnh. Trong khi đó, táo lại giàu flavonoid - một chất chống oxi hóa khác. Táo cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc - giải độc tốt.

Nguyên liệu: 1 quả táo, 4 củ cà rốt

Sơ chế: Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng nhỏ. Táo gọt vỏ, nhớ BỎ HẠT, cắt miếng nhỏ.

Cách làm: Cho táo và cà rốt và máy xay để lấy nước ép.


Nước ép cà rốt - táo

5. Nước ép cải kale

Rau họ cải (cải bắp, súp lơ, cải kale, cải xanh, cải chip, cải xoong, cải thìa, cải cúc, …) nổi tiếng với hàm lượng vitamin và khoáng chất, trong đó có thể kể đến: vitamin C, E. K, Carotenoid (beta - carotene, lutein, zeaxanthin), folate. Tất cả rau họ cải đều có khả năng chống oxy hóa tuyệt vời và được mệnh danh là kháng sinh của tự nhiên.

Nước ép đến từ rau họ cải vừa giữ lại đủ các dưỡng chất của chúng vừa có tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe. Chẳng hạn như, nước ép cải bắp có tác dụng chữa đau dạ dày.

Đốivới nước ép cải kale, bạn có thể xay độc cải kale ra làm nước ép. Hoặc có thể xay cùng các loại khác theo một số tổ hợp kinh điển như: cải kale + táo + quýt; cải kale + dứa + cần tây; cải kale + xoài + táo; cải kale + cà rốt + bơ; ….

6. Gừng muối mật ong

Đây là nước uống nằm trong BÀI THUỐC VỚI GỪNG của Lão nhà quê. Bài thuốc này có tác dụng làm ấm thận, khi thận ấm thì các cơ quan khác cũng từ từ khá lên, có tác dụng rất tốt trong việc tăng sức đề kháng, chữa cảm lạnh, phòng các bệnh phổi, … Bạn đọc đọc kỹ bài thuốc trước khi thực hiện.

7. Nước ép nho/ bưởi/ kiwi/ ổi

Cũng giống như cam, đây là các loại hoa quả giàu vitamin C, thậm chí hàm lượng vitamin C trong ổi còn cao hơn cam. Bạn rửa sạch, xử lý phần vỏ, xay phần thịt để lấy nước ép.

8. Sinh tố hoa quả Smoothie

Đây là một thức uống khá Tây phương. Nó được làm bằng cách xay các loại hoa quả tươi, trong đó nổi tiếng là bơ và hoa quả họ dâu (ví dụ dâu tây, việt quất, …) với sữa đặc có đường/ sữa tươi/ sữa chua, có thể ăn kèm các loại hạt, ngũ cốc. Món này có thể thay cho một bữa ăn phụ, đặc biệt với người bệnh hay nôn mửa/ không muốn ăn.

Bạn có thể thử một số công thức sau:

Sinh tố chuối: 2 quả chuối + 50ml sữa tươi + 1 hũ sữa chua. Cho tất cả vào máy xay để lấy nước.

Sinh tố rau xanh: 1 cây cần tây + 1 quả chuối + 1 nhúm rau chân vịt + 100 ml sữa tươi. Hỗn hợp này khá đặc nên bạn nhớ xay từ từ.

9. Nước lọc

Trong trường hợp bạn không có thời gian thì nước lọc hoặc nước bổ sung điện giải (oresol) là lựa chọn tốt nhất cho người sốt xuất huyết. Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng oresol thay nước lọc.

10. Các loại nước nên tránh

Đối với người sốt xuất huyết, bạn nên tránh các loại nước sau:
  • Bia, rượu, đồ uống có cồn
  • Nước ngọt, đồ có gas, nước có nhiều đường hóa học
  • Cà phê

Chúc bạn mau khỏe!
 
Top