Tham khảo qua và đắp phù điêu 3d

#1
Tranh đắp phù điêu còn được gọi là tranh đắp nối. Đây là một loại hình hội họa, được tạo ra bằng cách sử dụng những dụng cụ đắp tranh phù điêu chuyên biệt đắp nổi hoặc khoét lõm các họa tiết lên một mặt phẳng. Mặt phẳng này có thể là xi măng, thạch cao, gỗ hay đá,…tùy vào yêu cầu người sử dụng.
Mẫu tranh được nhiều giới dân chơi săn lùng

Nghệ nhân tạo ra những bức tranh đẹp mắt phải là người biết cảm nhận cái đẹp. Anh ta cần cẩn thận và tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ. Có như vậy, sản phẩm mới đẹp và sống mãi với thời gian.


Ý nghĩa của Tranh đắp phù điêu trong không gian nội thất hiện nay

Trước hết, tranh phù điêu có ý nghĩa trang trí . Công việc đắp tranh phù điêu là làm đẹp cho không gian sống, tạo mỹ cảm thoải mái, tận hưởng nhẹ nhàng. Mỗi bức tranh với bố cục, hình họa khác nhau sẽ dẫn đến những cảm nhận riêng. Có thể kể đến như sau:
Thể hiện sự cao quý, yếu tố sang trọng.
Thể hiện sự độc đáo, khác biệt
Thể hiện sự giản dị, ấm áp

Thứ hai, Tranh đắp phù điêu mang ý nghĩa tâm linh, phong thủy. Điều này có nghĩa là, bày trí tranh ở những vị trí thích hợp sẽ giúp gia đình đó thuận lợi, suôn sẻ. Các giá trị tốt đẹp trong phong thủy là:
Cầu thuận buồm xuôi gió, gặp dữ hóa lành
Ước nguyện gia đình hạnh phúc, đoàn tụ
Cầu bình an, sức khỏe, ăn nên làm ra
Tranh phù điêu mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống
Có những loại tranh phù điêu nào trên thị trường hiện nay?

Sau khi tìm hiểu về đắp tranh phù điêu và ý nghĩa của nó, nhiều người còn thắc mắc các thể loại tranh này phân chia ra sao. Chúng tôi đã liệt kê các dòng tranh phù điêu cơ bản để bạn đọc tham khảo dưới đây:
1.Tranh phù điêu 3D

Đặc điểm của dòng tranh này là tính sang trọng, thẩm mỹ cao, bền đẹp. Ra đời trong thế kỷ XXI và là dòng tranh phù điêu hiện đại được rất nhiều người ưa chuộng. Phong cách siêu thực tinh xảo và sinh động gợi nhiều liên tưởng sâu xa. Giá đắp tranh phù điêu hợp lí, hình họa đa chiều, đẹp mắt. Chất liệu khắc trên bột đá và sợi thủy tinh cao cấp bền đẹp mãi với thời gian.


2.Tranh đắp phù điêu xi măng

Chủ yếu được đắp nổi lên trên một mặt phẳng là tường bằng xi măng. Thường thì tranh được ứng dụng cho những nơi có không gian rộng như sân vườn, nhà hàng, quán cafe….Đặc biệt là để tạo hình công trình kiến trúc ngoài trời vừa uy nghi lại cổ kính.
3.Tranh phù điêu sứ

Bản chất của tranh phù điêu mang tính hoài cổ, trở về với những giá trị yên bình ngày xưa. Vì vậy, họa tiết thường là làng quê, chim choc, phố cổ. Họa sĩ dùng dụng cụ đắp tranh phù điêu để đắp nổi hay khắc chìm các họa tiết.
4. Tranh đắp phù điêu đất sét

Để tạo ra bức tranh trên nền đất sét là cả một quá trình lao động đầy sáng tạo, công phu và tỉ mỉ. Tranh phù điêu đất sét mộc mạc, giản dị nhưng ấn tượng tạo hình sống động và mạnh mẽ như thật.
 
Top