Thay đổi kịch bản livestream, nhiều người thu về nguồn lợi nhuận khủng

#1
Livestream bán hàng - cách thức phát video trực tiếp để giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng không còn là hình thức quá xa lại với nhiều nhà bán hàng. Dẫu phương pháp này đã ra đời từ rất lâu nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho người dùng.


Tuy nhiên, việc xây dựng kịch bản livestream như thế nào để phiên live được diễn ra suôn sẻ không phải là điều mà ai cũng biết. Nhiều người bán cũng bắt đầu sáng tạo hơn khi liên tục thay đổi kịch bản livestream nhằm thu hút khách hàng. Cùng Bado tìm hiểu về những kịch bản livestream giúp bạn chốt đơn nhanh chóng và tầm quan trọng của nó trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vì sao cần phải lên kịch bản livestream?
Việc livestream một cách ngẫu hứng, không có chuẩn bị trước sẽ khiến bạn dễ rơi vào các tình huống như:
- Không biết phải nói gì, tương tác với khách hàng như thế nào
- Không nắm được trình tự sản phẩm để giới thiệu
- Trong quá trình live dễ bị nói “hớ” giá, hoặc vô tình có những lời lẽ không chuẩn mực vi phạm chính sách cộng đồng của Facebook, dẫn đến bị chặn live
- Dễ lúng túng, bối rối khi khách hàng hỏi thông tin liên quan đến sản phẩm
….
Những điều trên vô tình khiến cho khách hàng cảm thấy không an tâm khi lựa chọn sản phẩm của bạn, dẫn đến khó chốt đơn hơn. Vì vậy, kịch bản livestream là thứ quyết định buổi livestream của bạn có thành công hay không.
2. Các bước lên kịch bản livestream
Để kịch bản livestream được chỉn chu, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, hãy làm theo các bước lên kịch bản livestream dưới đây.
2.1. Chuẩn bị chủ đề và lên mục tiêu cho buổi livestream
Bạn có thể đặt mục tiêu và chủ đề cho livestream của mình, chẳng hạn như: Livestream để ra mắt sản phẩm; Bán sản phẩm với giá ưu đãi; Trao đổi kinh nghiệm và kiến thức,... Dựa vào mục tiêu và chủ đề này, bạn có thể đưa ra các đối tượng khách hàng tham gia cho phù hợp và thông báo trên các kênh bán hàng để tạo sức hút cho buổi livestream. Xác định đúng mục tiêu giúp cho kịch bản của bạn trở nên dễ dàng hơn.
2.2. Lời chào đầu livestream
Thái độ mở đầu sẽ là yếu tố quyết định liệu khách hàng sẽ tiếp tục xem hay bỏ qua livestream của bạn. Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị cả kịch bản cho lời chào mở đầu thật ấn tượng. Trong trường hợp số lượng người tham dự livestream còn khá ít, bạn có thể thông báo đến những người đang tham dự về việc chờ thêm những người kế tiếp với thái độ vui vẻ, niềm nở. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể trò chuyện, tương tác với khách hàng để họ không cảm thấy nhàm chán.

2.3. Phát triển nội dung của livestream
Sau khi lên kịch bản cho phần mở đầu, kế tiếp bạn cần phân bổ thời gian cho buổi livestream, như kêu gọi tương tác – chia sẻ – các thông tin về sản phẩm là ba yếu tố bạn cần lưu ý. Tiếp đó, cần canh thời lượng cho từng phần trong buổi livestream: Giới thiệu một sản phẩm trong thời gian bao lâu, đưa ra những thông tin gì về sản phẩm đó, sẽ có bao nhiêu sản phẩm được giới thiệu trong buổi live stream,… Đây là các nội dung mà bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, để đảm bảo buổi livestream sẽ diễn ra suôn sẻ và đảm bảo khách hàng sẽ nắm được các thông tin chính yếu để nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng của bạn.
2.4. Tóm tắt nội dung buổi live
Cuối cùng, trước khi kết thúc, bạn tóm gọn lại các nội dung mà bạn vừa chia sẻ trong buổi live stream. Ví dụ như tổng hợp lại các sản phẩm nổi bật, chương trình ưu đãi, đưa ra lời cảm ơn và kêu gọi khách hàng hành động mua hàng, chốt đơn ngay trên live,...
3. Làm mới livestream, tạo sự khác biệt
Thực tế là, các mẫu kịch bản livestream không hề hiếm. Bạn có thể tìm kiếm các mẫu và nội dung, kịch bản livestream trên công cụ tìm kiếm Google để tham khảo. Trên thị trường hiện nay đã có quá nhiều người livestream nên khách hàng đôi khi thấy nhàm chán khi xem phát trực tiếp.

Dạo quanh các trang mạng xã hội, có thể thấy một số người bán hàng đang dần sáng tạo kịch bản livestream của mình bằng những hình thức và diện mạo mới hơn, khác biệt hơn các kịch bản livestream thông thường.
- Vừa bán hàng vừa bắn rap: Trong mỗi phiên bán hàng trên livestream, người bán mặc đủ các loại trang phục cổ trang rồi vô tư “bắn” rap theo nhạc nền cực cuốn hút. Không những vậy, người này còn có 3-4 bạn nhân viên hỗ trợ với các loại nhạc cụ, điệu nhảy hài hước cùng với khẩu hiệu “Mua đi! Mua đi” để thúc đẩy người mua chốt đơn hàng.
- Hóa thân thành nhiều nhân vật: Một số người bán thậm chí còn đầu tư hóa trang thành một loạt nhân vật trong những bộ phim đình đám. Sau đó, dựa vào nội dung của bộ phim, họ sẽ chọn bối cảnh tương tự và diễn kịch theo. Trong đó, nhân vật Đường Tăng và Tôn Ngộ Không thường là người ngồi bán hàng chính và các nhân vật khác sẽ ngồi hỗ trợ phía sau.
- Diễn xuất như … drama: Một đôi vợ chồng lên livestream không khác gì một bộ phim tình cảm lâm ly bi đát, đầy drama cùng với chất giọng như Hongkong. Trong khi người chồng bực tức, người vợ vẫn mải mê đứng bán hàng và thậm chí lấy lý do giận chồng để giảm giá, tặng quà, thậm chí sales sập sàn,... Và không thể phủ nhận là livestream này đã mang về số lượng chốt đơn cực kỳ khủng.

Nếu vẫn còn e ngại với việc tương tác trực tiếp với khách hàng trên live, bạn có thể tham khảo qua phần mềm hỗ trợ bán hàng Bado - công cụ hỗ trợ phát trực tiếp từ video quay sẵn. Với phần mềm này, bạn sẽ hạn chế được các tình huống khó xử, hoặc quay ngay khi đã có kịch bản trong đầu, sau đó chỉnh sửa, cắt ghép video theo ý muốn và phát live trên Facebook dưới dạng đang livestream.

Bằng cách này hay cách khác, bạn vẫn có thể tận dụng livestream để phát triển thương hiệu, cửa hàng của mình cũng như tìm kiếm, thu hút khách hàng, tăng số lượng chốt đơn nhanh chóng. Đừng quên đổi mới, sáng tạo bản thân để tạo nên những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng nhé!

Hy vọng bài viết trên của Bado đã cho bạn những kiến thức hay, bổ ích về hình thức livestream bán hàng. Hãy tiếp tục theo dõi bado.vn để liên tục cập nhật những thông tin bổ ích nhé!
 
Top