Tin ieuro2020: Indonesia - nơi cuồng mộ bóng đá 'đến chết'

#1
Thảm hoạ trên sân Kanjuruhan hôm qua, khiến 125 người thiệt mạng, một lần nữa giải thích vì sao tôn chỉ của CĐV Indonesia là "sampai mati", tức là "cho đến chết".

Xem thêm: Clip c1

Ngày 23/9/2018, Persib Bandung tiếp Persija Jakarta ở giải vô địch Indonesia Liga 1, trong trận cầu được coi là Siêu kinh điển. Bandung và Jakarta là hai thành phố gần nhau ở phía Tây đảo Java, có truyền thống thù địch. Do lo ngại khán giả hai đội hỗn chiến, không CĐV Jakarta nào được phép vào sân Bandung xem trận đó.

Haringga Sirla là chàng trai 23 tuổi, hâm mộ Jakarta và luôn quàng khăn đội bóng mỗi khi xem đội nhà thi đấu. Sáng hôm đó, một ngày Chủ nhật, Sirla nhận được cuộc điện thoại từ một người bạn, rồi cậu xin bố mẹ sang nhà bạn chơi cả ngày. Cậu không mặc quần áo nào liên quan tới CLB Jakarta, với mục đích vào sân Bandung và âm thầm cổ vũ đội bóng. Nhưng, cậu không bao giờ đến được sân.

Trước thềm trận đấu, mạng xã hội Indonesia lan truyền một đoạn video ở khu đỗ xe ngoài sân GBLA. Hàng chục CĐV mặc trang phục của Bandung dùng đá và gậy để đánh một người hâm mộ Jakarta tới chết. Họ còn nâng thi thể của Sirla lên cao và truyền tay nhau rồi hô vang các khẩu hiệu.

Khi mặt trời lặn, nhiều CĐV Jakarta đến nhà của Sirla và hỏi tên đầy đủ của cậu. Họ cho bố mẹ cậu xem đoạn video, và ngay lập tức nhận ra con trai. Sirla vẫn đi đôi giày mới mua. Bố luôn cấm Sirla tới GBLA, nhưng lần này chuyện không thể cứu vãn.

Cái chết của Sirla không thay đổi được thực trạng bạo lực bóng đá Indonesia. Bandung bị phạt 6.600 USD, và phải thi đấu không khán giả cho đến hết năm. Liga 1 cũng bị hoãn hai tuần, nhưng bạo lực sau đó vẫn trở lại khán đài.
 
Top