Tin ieuro2020: Nghịch lý "phái mạnh" của thể thao đỉnh cao Việt Nam

#1
Xem thêm: https://ieuro2020.com/keo-chap-1-2-la-gi

Trong bối cảnh Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) nỗ lực hướng đến bình đẳng giới ở các kỳ Thế vận hội, thì Việt Nam đã đạt được điều đó từ lâu. Có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn tới một nghịch lý của thể thao đỉnh cao Việt Nam, nơi phái nữ mới thực sự là… phái mạnh.
Kẻ tám lạng, người nửa cân

Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu được IOC hướng đến trong nhiều năm qua, và họ đã cụ thể hóa trong chương trình thi đấu và điều lệ các kỳ Thế vận hội. Bên cạnh số nội dung thi đấu giữa các vận động viên nam và nữ được điều chỉnh để tương đương nhau, IOC còn cho phép mỗi quốc gia có vận động viên (VĐV) dự Olympic được cử thêm 1 VĐV khác giới tranh tài ở môn đó.

Đoàn thể thao Việt Nam từng ít nhiều hưởng lợi nhờ quy định này. Năm 2016, nhờ có Ánh Viên tham dự Olympic Rio, Hoàng Quý Phước được tham gia theo diện như vậy. Đến Olympic Tokyo, Ánh Viên lại trở thành người "đi kèm" nhờ Nguyễn Huy Hoàng giành 2 chuẩn A Olympic. Nhưng ngay cả khi không có Ánh Viên, số VĐV nữ Việt Nam dự Thế vận hội vẫn nhiều hơn nam.

Tại Olympic Tokyo, Việt Nam có 10 VĐV nữ tranh tài, trong khi số VĐV nam chỉ là 8. Việc phái nữ lấn lướt phái nam cũng xảy ra ở các kỳ Olympic Rio (13 nữ, 10 nam) và London (12 nữ, 6 nam). Olympic Bắc Kinh 2008 là kỳ Thế vận hội gần nhất đoàn thể thao Việt Nam có số VĐV nam (7) nhiều hơn nữ (6), nhưng đó là điều ít ai để ý tới.

Ở đấu trường Olympic, người đầu tiên giành huy chương cho đoàn thể thao Việt Nam cũng là một vận động viên nữ. Còn tại đấu trường châu lục và khu vực, phái nữ luôn tỏ ra lấn lướt các đồng nghiệp nam về mặt thành tích. Điều đó được thể hiện rõ rệt ở 2 kỳ ASIAD và SEA Games gần nhất, nơi thể thao Việt Nam gặt hái thành công rực rỡ.

Tại kỳ ASIAD 2018 tổ chức tại Indonesia, các VĐV nữ Việt Nam giành 3/5 Huy chương vàng (HCV), và đó đều là các môn thể thao Olympic (Điền kinh và Rowing). Còn ở SEA Games 31 mới khép lại vừa qua, nếu không tính những nội dung thi hỗn hợp, các VĐV nữ cũng mang về xấp xỉ 100 HCV, bằng với những đồng nghiệp nam. Ở nhiều môn như Boxing, Rowing... toàn bộ HCV đoàn Việt Nam giành được đều đến từ những nội dung của nữ.
 
Top