Xây thực đơn cho người sốt xuất huyết

#1
Người bệnh sốt xuất huyết thường có triệu chứng sốt cao kéo dài, đau nhức mệt mỏi, buồn nôn, nổi mần đỏ trên da. Tình trạng mất nước liên tục kèm theo buồn nôn khiến việc xây dựng thực đơn cho người sốt xuất huyết vừa phải đảm bảo có nhiều dinh dưỡng nhưng cũng phải dễ tiêu. Vậy nên lựa chọn thực phẩm nào cho người sốt xuất huyết?

1. Thực phẩm có tác dụng chữa sốt xuất huyết

Có một số thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết, giúp giảm sốt, nhanh chóng phục hồi cơ thể.

1.1. Nước lá tre gai

Lá tre gai là một dược liệu trong Y học cổ truyền, thường được dùng để giúp hạ sốt, thanh nhiệt, tiêu viêm, chữa chảy máu chân răng. Bạn có thể làm nước lá tre gai theo bài thuốc của lão nhà quê như sau:

Nguyên liệu: Lá tre gai + nước sạch

Cách dùng:
  • 200~300g lá tre gai + 1,5 lít nước đun sôi nhỏ lửa 20~30 phút uống thay nước lọc cả ngày.
  • Uống liên tiếp 5 – 10 ngày, kể cả khỏi rồi vẫn phải uống, cho đủ ngày đủ liều.

Lưu ý: có thể dùng CAO DỨA TRE thay thế:

Cao Dứa Tre ngày uống 2 lần, sau khi ăn sáng và ăn trưa ít nhất 30 phút. Mỗi lần 1 - 2 thìa (theo hướng dẫn khi kê đơn) pha với 300 - 400ml nước nóng 60-80 độ. Có thể pha thêm Gừng Muối Mật Ong theo chỉ định. Uống 2 ngày nghỉ 2 ngày.

* Lưu ý: Nếu có nóng trong uống kèm bài Chữa bệnh kiết ly.

Bạn đọc đọc kỹ công thức và bài thuốc liên quan trước khi sử dụng.

Lưu ý: Trong trường hợp các triệu chứng bệnh trở nặng, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị.


Cao dứa tre lão nhà quê

1.2. Nước ép lá đu đủ

Nước ép lá đu đủ là một công thức khá nổi tiếng chuyên dùng để chữa sốt xuất huyết.

Cách làm: Chuẩn bị một vài lá đu đủ sạch và nước lọc. Bạn cắt bỏ phần cuống và gân lá, sau đó thái lá thành hình sợi dài rồi cho vào máy xay xay cùng một ít nước lọc. Bạn có thể cho thêm một ít đường hoặc một ít muối cho dễ uống. 100 ml nước ép lá đu đủ, uống ngày 3 lần có tác dụng rút ngắn thời gian mắc sốt xuất huyết, nhanh chóng khỏi bệnh.

1.3. Nước ép rau quả

Những loại rau xanh, đặc biệt rau có lá màu xanh đậm, thì chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Việc uống nước ép giúp hấp thụ được tối đa các vi chất trong rau xanh. Trường hợp người bệnh không quen uống nước ép rau xanh thì có thể uống nước ép trái cây. Bạn nên ưu tiên chọn những loại quả nhiều vitamin C như: quả họ cam quýt, bưởi, ổi, …

2. Thực phẩm tăng sức đề kháng

2.1. Thực phẩm giàu protein và sắt

Các loại thực phẩm giàu protein và sắt giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức, cải thiện sức khỏe. Các loại thực phẩm này bao gồm:
  • Thịt trắng và thịt đỏ: gà, vịt, bò, cá, tôm…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Trứng
  • Các loại đậu (đậu nành, đậu tương, …), các loại hạt
  • Rau xanh, đặc biệt là rau họ cải (cải xanh, súp lơ, ..)

2.2. Thực phẩm giúp dễ tiêu hóa

Các loại sản phẩm lên men như sữa chua, yogurt có tác dụng giúp dễ tiêu hóa, bổ sung vi khuẩn đường ruột. Các loại rau củ có tác dụng nhuận tràng như rau lang, khoai lang, … cũng là những lựa chọn không tồi.

3. Lưu ý khi chế biến món ăn cho người sốt xuất huyết

Đối với người sốt xuất huyết, bạn nên lựa chọn những món dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa kết hợp thêm các loại thức uống giúp bổ sung nước liên tục. Theo đó:
  • Chia nhỏ các bữa trong ngày từ 3 bữa thành 4~5 bữa. Khẩu phần mỗi bữa sẽ ít hơn. Khoảng cách giữa các bữa tầm 4 tiếng.
  • Ưu tiên dùng các món hầm, các món nấu nhuyễn, dễ ăn, dễ tiêu hóa.
  • Các bữa phụ có thể dùng nước ép kết hợp với bánh quy.
  • Tránh dùng các đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ tẩm ướt nhiều.
  • Tránh làm các món cứng, khô.
  • Không dùng các đồ uống có cồn, đồ uống có gas, đồ uống chứa caffein. Tốt nhất nên dùng nước điện giải thay thế nước lọc, kèm theo đó là các loại nước ép rau củ quả.
  • Không hút thuốc lá.

Việc ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp người bị bệnh sốt xuất huyết nhanh chóng bình phục.
 
Top