Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp phát hiện những căn bệnh nào?

#1
Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm phân tích trên mẫu nước tiểu được thực hiện bằng cách lấy mẫu nước tiểu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong nước tiểu hoặc thành phần nước tiểu khác nhau. Xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện để tìm các dấu hiệu bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh, kiểm tra thành phần nước tiểu hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

- Hệ bài tiết nước tiểu hay hệ thống đường tiết niệu bao gồm các cơ quan quan trọng trong cơ thể như: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Các cơ quan này tham gia vào bộ máy điều chỉnh cân bằng nước trong cơ thể, loại bỏ những cặn bẩn, chất độc trong cơ thể ra ngoài qua đường tiểu. Khi nước tiểu có các dấu hiệu như màu sắc bất thường, mùi hôi khó chịu, tiểu buốt, tiểu rắt, thường xuyên buồn tiểu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề. Bạn cần đi xét nghiệm nước tiểu để xác định tình trạng bệnh mình đang gặp phải.

- Tại Phòng khám Đa khoa Phương Bình Dương, xét nghiệm nước tiểu được thực hiện bởi những bác sĩ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, hỗ trợ bởi những thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến cho kết quả nhanh chóng, sớm phát hiện ra một số bệnh lý nguy hiểm như:

+ Nhiễm trùng đường tiểu: Được phát hiện qua kiểm tra xét nghiệm tế bào bạch cầu và hợp chất do vi khuẩn sinh ra. Nếu trong nước tiểu có xuất hiện những hợp chất này chứng tỏ bạn đang mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu.

+ Các bệnh lý ở bàng quang: Bàng quang là cơ quan trực tiếp chứa nước tiểu và kết hợp cùng các cơ quan khác đào thải nước tiểu ra ngoài khi bàng quang đầy. Vì vậy, khi xét nghiệm nước tiểu thấy có máu hoặc vi khuẩn thì có thể phát hiện các bệnh lý ở bàng quang như viêm nhiễm, ung thư bàng quang …

+ Các bệnh về thận: Các xét nghiệm protein, axit, tế bào hồng cầu… trong nước tiểu nếu có dấu hiệu bất thường sẽ cho biết người bệnh có bị suy thận, viêm bể thân, sỏi thận… hay không. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì thận còn có chức năng lọc máu trong cơ thể, nếu không phát hiện sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

+ Phát hiện bệnh tiểu đường: Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu như Xeton, độ pH có thể là căn cứ để xác định bệnh tiểu đường.

+ Các bệnh lý ở gan: Bao gồm các xét nghiệm UBG và BIL để phát hiện các bệnh lý thường gặp ở gan như xơ gan, viêm gan, viêm túi mật

+ Các bệnh xã hội ở cơ quan sinh dục: Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể giúp người bệnh phát hiện mình có mắc một số bệnh xã hội phổ biến như lậu, giang mai … hay không khi bệnh vẫn đang trong giai đoạn ủ bệnh.

Dù là mắc bệnh gì thì sức khỏe của bạn cũng có thể bị đe dọa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Nhờ có y học tiên tiến và hiện đại ngày nay mà các bệnh lý nguy hiểm đó có thể phát hiện qua các xét nghiệm đơn giản như xét nghiệm nước tiểu.

* Xét nghiệm nước tiểu bất thường gợi ý những vấn đề gì?

Nhiều chất thường chỉ được tìm thấy với một lượng nhất định trong nước tiểu, do đó mức cao hơn hoặc thấp hơn cho thấy có thể có liên quan với một tình trạng bệnh lý nào đó. Các chất sau đây có thể được kiểm tra bằng xét nghiệm nước tiểu nhanh:

+ Giá trị pH: đo độ axit của nước tiểu. Giá trị bình thường tùy thuộc vào chế độ ăn uống, trong khoảng từ 5 đến 7, trong đó các giá trị dưới 5 quá axit gợi ý đến nguy cơ nhiễm toan cơ thể (biến chứng của tiểu đường, tiêu chảy, ...) và giá trị trên 7 không đủ axit gợi ý các bệnh nhiễm trùng.

+ Protein: không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: trace (vết, không đáng kể): 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L. Nếu tăng có thể là dấu hiệu bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Tăng protein nước tiểu cũng là dấu hiệu của bệnh lý tiền sản giật trong thai kỳ.

+ Đường (glucose): không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L. Glucose tăng cao trong nước tiểu khi giảm ngưỡng thận, có bệnh lý ống thận, tiểu đường, viêm tụy, glucose niệu do chế độ ăn uống hoặc ở phụ nữ mang thai.

>>>Xem thêm: https://phuongnamhospital.com/xet-nghiem/xet-nghiem-nuoc-tieu-o-binh-duong/
+ Nitrite: không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL. Nếu tăng gợi ý nhiễm trùng hệ tiết niệu, nhất là E.Coli

+ Ketone: một sản phẩm trao đổi chất, thường không được tìm thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Tăng ketone nước tiểu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. Đôi khi ketone xuất hiện ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai.

+ Bilirubin: sản phẩm phân hủy của huyết sắc tố, không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L. Nếu tăng gợi ý đến các bệnh gan mật như: xơ gan, viêm gan, sỏi mật...

+ Urobilinogen: sản phẩm phân hủy của bilirubin, không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L. Nếu tăng gợi ý đến các bệnh gan mật như: xơ gan, viêm gan, sỏi mật...

+ Tế bào hồng cầu: không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Nếu dương tính gợi ý đến viêm thận cấp, viêm cầu thận, thận hư, thận đa nang, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, xơ gan...

+ Tế bào bạch cầu: thường không được tìm thấy trong nước tiểu, Chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL, nếu tăng gợi ý đến nhiễm trùng tiết niệu.

Tóm lại, nếu kết quả xét nghiệm là bất thường, bạn cần gặp bác sĩ. Như với tất cả các xét nghiệm, kết quả xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu là 2 xét nghiệm cơ bản nhưng lại mang tầm quan trọng gợi ý sớm đến các bệnh lý bạn đang mắc phải. Bạn nên dành thời gian đến Đa khoa Phương Nam để kiểm tra sức khỏe một cách toàn diện nhất.

Nếu còn thắc mắc và cần được tư vấn, bạn vui lòng liên hệ tới Hotline: 1900 63 36 98 để được Đa khoa Phương Nam hỗ trợ.
 
Top